Ban Quản lý Công viên địa chất Đắk Nông trân trọng giới thiệu:

BỘ MÔ HÌNH VÀ SẢN PHẨM VỀ CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT TOÀN CẦU ĐĂK NÔNG ĐẾN VỚI CỘNG ĐỒNG

 Đạt giải đặc biệt cấp tỉnh 

CUỘC THI

SÁNG TẠO DÀNH CHO THANH THIẾU NIÊN NHI ĐỒNG

TOÀN QUỐC LẦN THỨ XVI, NĂM 2019 – 2020

Nhóm tác giả:

1. Hoàng Ngọc Châu (Nhóm trưởng)  – Lớp 11C1, Trường THPT Krông Nô 

2. Đinh Thái Hải Lý – Lớp 11C1, Trường THPT Krông Nô

3. Phạm Thanh Hiền – Lớp 11C1, Trường THPT Krông Nô

4. Võ Thị Hồng – Lớp 11C1, Trường THPT Krông Nô

5. Vũ Duy Đạt – Lớp 11C1, Trường THPT Krông Nô

Nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, học sinh cũng như du khách về các giá trị di sản của CVĐCTC UNESCO Đăk Nông, nhóm tác giả đã xây dựng mô hình mô phỏng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đăk Nông từ các vật liệu thân thiện với tự nhiên; Sưu tầm truyền thuyết của người Mnông và chuyển thể thành truyện tranh song ngữ (Việt – anh) Chipi (dành cho các em nhi đồng) và truyện tranh minh họa (dành cho người lớn); Vẽ tranh trên giấy và trên đá núi lửa về một số địa điểm nhằm giới thiệu đến mọi người vẻ đẹp của CVĐCTC UNESCO Đăk Nông. Từ đó đưa hình ảnh CVĐC Đăk Nông đến với bạn bè trong và ngoài nước. Góp phần tìm được tiếng nói chung giữa nhu cầu của người dân và mục tiêu bảo vệ di sản, đó tìm ra được con đường để di sản sống trong dân.

  1. Mô hình Công viên địa chất

         Hiện nay đã có bản đồ về CVĐC Đăk Nông, tuy nhiên bản đồ do Ban quản lý CVĐC Đăk Nông in ấn kích thước nhỏ, là bản đồ hành chính nên tính trực quan chưa cao. Trong khi mô hình CVĐC Đăk Nông chúng tôi xây dựng vừa đảm bảo tính trực quan, sinh động đồng thời giá thành thấp do chúng tôi tận dụng những vật dụng đã qua sử dụng như báo cũ, dây thừng… Và theo tìm hiểu thì hiện nay trên địa bàn Tỉnh Đăk Nông chưa có mô hình CVĐC nào.

Mô hình mô phỏng CVĐC toàn cầu Đăk Nông
(giản lược)
Mô hình mô phỏng CVĐC toàn cầu Đăk Nông (chi tiết)
* Các bước xây dựng mô hình mô phỏng CVĐC Đăk Nông từ vật liệu thân thiện với môi trường

2. Truyện tranh về Công viên địa chất

Hiện nay những truyền thuyết, sự tích về quá trình hình thành các địa điểm trong CVĐC toàn cầu Đăk Nông chỉ còn các già làng người Êđê, Mnông biết đến, thế hệ trẻ gần như ít biết đến. Chính vì vậy với mong muốn lưu giữ và giúp cộng đồng tiếp cận các truyền thuyết này một cách hứng thú. Chúng tôi đã sưu tầm các truyền thuyết về một số địa điểm trong tuyến “Trường ca của Lửa và Nước”, chuyển thể thành truyện tranh song ngữ (Việt – anh), để phù hợp cho nhiều đối tượng tiếp cận chúng tôi biên soạn thành  truyện tranh chipi dành cho lứa tuổi  nhi đồng và truyện tranh minh họa dành cho người trưởng thành. Qua đây giúp cộng đồng tiếp cận các truyền thuyết một cách sinh động, dễ dàng nhất,  đồng thời gìn giữ cho muôn đời sau. 

Truyền thuyết chuyển thể

3. Sản phẩm lưu niệm từ tranh trên đá núi lửa và trên giấy về các điểm đến trong vùng CVĐC

Hiện nay đã có nhiều tranh vẽ trên các chấy liệu khác nhau, nhưng tranh vẽ về chủ đề văn hóa của các dân tộc bản địa trên Cao Nguyên M’Nông như hình ảnh con voi, hình ảnh sinh hoạt cồng chiêng, hình ảnh thác nước, núi lửa…làm bằng chất liệu đá núi lửa của Công Viên Địa Chất, loại tranh duy nhất chưa có ai làm. Và điều đặc biệt chúng tôi muốn lồng ghép vào mỗi bức tranh đó là sự giao thoa, hòa quyện, giao thoa hài hòa của giá trị địa chất trong dòng chảy văn hóa của vùng đất xinh đẹp này. 

Tranh trên đá núi lửa

Tranh vẽ một số địa điểm trong CVĐC Đăk Nông
(từ trái qua: Núi lửa Nâm Blang, cánh đồng dưới chân núi lửa đèo 25 và thác Đray Sáp)

** Sản phẩm đã đạt giải nhì cuộc thi KHKT cấp tỉnh (không có giải nhất) và giải 4 cuộc thi KHKT cấp quốc gia

Các sản phẩm đã được giới thiệu trong các buổi giao lưu với các trường THPT trong tỉnh.

** Nguồn lợi mang lại khi bảo tồn và phát huy giá trị di sản Công viên địa chất Đăk Nông là rất lớn. Muốn người dân hiểu được giá trị lớn lao và có nhận thức đúng đắn cần phải thông qua quá trình giáo dục bằng chính những phương tiện và cách thức trực quan sinh động nhất. Để từ những giá trị to lớn đó, người dân muốn nâng cao sinh kế buộc phải tự điều chỉnh hành vi, nghiêm chỉnh bảo vệ các giá trị di sản của công viên địa chất. Đây cũng là vấn đề cốt lõi mà nhóm tác giả hướng tới như lời Bộ trưởng Bộ Văn hóa Na Uy (1995) – Ase Kleveland đã từng nói: “Những người bảo vệ thực sự di sản của các địa phương chính là công dân ở đó. Chúng ta tìm họ ở đâu? Ở mọi nơi – Những nơi rõ nhất và hiệu quả bắt đầu từ nhà trường”.