Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Nâm Nung thuộc địa giới hành chính của 07 xã là Nâm Nung, Nâm N’Đir, Đức Xuyên (huyện Krông Nô), xã Quảng Sơn (huyện Đăk Glong) và các xã Đăk Hòa, Đăk Mol, Nâm N’Jang (huyện Đăk Song), với tổng diên tích tự nhiên là 21.865,87ha. Phần lớn diện tích là rừng nguyên sinh. Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Nâm Nung có các đặc trưng đa dạng sinh học sau:

Đa dạng hệ sinh thái

KBTTN Nâm Nung có 02 hệ sinh thái chủ yếu là HST rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh và HST rừng gỗ hôn giao tre nứa tự nhiên. Trong đó diện tích HST rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh chiếm diện tích lớn , chiếm tới >90% diện tích toàn bộ KBTTN.

Đa dạng hệ thực vật

Trên cơ sở các nghiên cứu trước đây cho thẩy trong khu vực có hệ động vật rất phong phú và đa dạng. Thực vật có 881 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 541 chi của 175 họ thực vật. Trong đó có 75 loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới như Cẩm lai, Gõ đỏ, Gõ mật, Sao đen, Dầu mít, Sến mủ, Sao lá cong, Sồi ba cạnh, Dầu nước… Trên thế giới, Sồi ba cạnh chỉ mới phát hiện được ở Indonesia, Malaysia và Việt Nam. CVĐC Đak Nông là một trong 3 địa điểm của Tây Nguyên, Việt Nam phát hiện Sồi ba cạnh. Thảm thực vật ở đây là nơi nuôi dưỡng hệ động vật, được chia theo công dụng: Nhóm loài cây lấy gỗ có 334 loài, chiếm 39,1%; nhóm làm thuốc có 333 loài, chiếm 40,8%; nhóm cây ăn được cho người và động vật có 192 loài, trong đó 51 loài cho quả, 14 loài cho củ và hạt, 70 loài cho lá, 37 loài làm thức ăn chăn nuôi, 20 loài nấu nước uống.

Đa dạng hệ động vật