22 Điểm tiếp xúc dung nham và cát kết

Trong vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông có hai loại đá phổ biến nhất, đó là đá bazan núi lửa và đá trầm tích (cát kết, đá phiến) mỗi loại thường phân bố trên một diện tích rộng, chiếm khoảng 40% diện tích Công viên địa chất. Do đó, tại một nơi nhất định, người ta thường chỉ quan sát thấy một loại đá.

Tuy nhiên, dọc theo tuyến đường trải nghiệm tour du lịch “Bản giao hưởng của làn gió mới”, tại xã Long Sơn, huyện Đắk Mil, có một địa điểm thú vị, nơi mà hoạt động phun trào bazan phủ trực tiếp lên trên bề mặt bào mòn của đá trầm tích bột sét, kết bên dưới. Theo một cách hoa mỹ, có thể gọi là “nơi gặp gỡ dung nham và cát kết”.

Trong quá trình vận động kiến tạo nâng lên của lớp vỏ trái đất, khu vực đá trầm tích được lộ ra, tạo thành một địa hình nhấp nhô. Sau đó, hoạt động phun trào dung nham đã hình thành các dòng dung nham lấp đầy vùng đất thấp trước khi tiếp tục chảy ra xa hơn. Dòng dung nham nóng chảy qua các lớp đá trầm tích bên dưới, gây ra quá trình oxy hóa các khoáng chất giàu sắt, hình thành nên một vệt đỏ chạy dọc theo ranh giới tiếp xúc giữa hai loại đá.

Hãy tưởng tượng bạn đang đứng ngay tại ranh giới này, phía trên là đá bazan, phía dưới lại là đá trầm tích, hai giai đoạn cách nhau hàng trăm triệu năm tuổi; một bên là thảm thực vật, một bên lại là một hệ sinh thái hoàn toàn khác. Có thể nơi đây đã từng tồn tại các bộ tộc với các nền văn hóa khác nhau sinh sống tại từng thời kỳ. Xuyên không gian và thời gian, Mẹ thiên nhiên đã giúp ta lưu giữ vết tích giữa hai giai đoạn lịch sử của Trái đất và biến nơi đây thành điểm tham quan cực kỳ lý thú trong vùng Công viên địa chất Đắk Nông.

Share bài viết:

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on telegram

Địa chỉ

Đường 23/3, p. Nghĩa Trung, TP.Gia Nghĩa,

Tỉnh Đăk Nông.

Liên hệ

Email: geopark@daknong.gov.vn bqlcvdcnl@gmail.com

Phone: (+84) 2613 93 93 93

Share on facebook

2199/QÐ-UBND