05 Căn cứ địa Nâm Nung

Dãy núi Nâm Nung được đặt tên theo cách gọi của tộc người M’nông (“Nâm” có nghĩa là “núi”, và “Nung” có nghĩa là “cái sừng”, tức núi Sừng trâu).

Trước và trong giai đoạn chống thực dân Pháp (1911-1935) anh hùng N’Trang Lơng các tộc người M’nông chọn dãy núi này làm căn cứ quân sự. Bước sang giai đoạn kháng chiến chống Mỹ (1959 đến 1975), Đảng ta lấy địa bàn Nâm Nung (mật danh B4- Liên tỉnh IV) làm căn cứ đặt trụ sở làm việc của các cơ quan “đầu não”, địa bàn hoạt động an toàn của các cơ quan ban ngành Huyện ủy, Tỉnh ủy, Liên tỉnh; Dãy núi Nâm Nung trở thành mắt xích chiến lược, là hành lang đưa người, lương thực, khí tài,… từ hậu phương ra tiền tuyến, là bản lề nối Tây Nguyên với miền Đông Nam Bộ, miền Bắc với miền Nam; nơi đưa, đón các đồng chí lãnh đạo từ Trung ương vào thành lập chủ lực Miền để chỉ đạo cuộc tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, thống nhất đất nước.

Sau 59 năm tồn tại, căn cứ còn lưu giữ được rất nhiều dấu tích như: nền nhà Văn phòng Tỉnh ủy B4 – Liên tỉnh IV, Văn phòng Ban cán sự B4, địa điểm tổ chức Đại hội Đảng bộ, giao thông hào chiến đấu, hầm trú ẩn… Để bảo tồn di tích lịch sử này, tỉnh Đắk Nông đã đầu tư phục dựng, tôn tạo các hạng mục: như hàng rào bảo vệ, đường bê tông, cầu sắt, bếp hoàng cầm, nhà làm việc của Văn phòng Ban cán sự B4, địa điểm tổ chức Đại hội Đảng bộ.

Căn cứ địa Nâm Nung được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia năm 2005, bao gồm hai địa điểm:

1) Căn cứ phía Bắc Nâm Nung hình thành từ năm 1959–1967, trải dài trên địa bàn xã Nâm Nung, huyện Krông Nô.

2) Căn cứ phía Nam Nâm Nung hình thành từ năm 1967–1975, thuộc địa phận khu bảo tồn thiên nhiên Nâm Nung và Lâm trường Đắk N’tao, xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong.

Share bài viết:

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on telegram

Địa chỉ

Đường 23/3, p. Nghĩa Trung, TP.Gia Nghĩa,

Tỉnh Đăk Nông.

Liên hệ

Phone: (+84) 2613 93 93 93

Share on facebook

2199/QÐ-UBND