05 Mỏ cao lanh

Cao lanh là một loại đất sét, thành phần chủ yếu là các khoáng vật sét kaolinit màu trắng, hạt rất mịn. Tên gọi xuất phát từ tên làng Cao Lĩnh ở Cảnh Đức Trấn, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc và được du nhập vào Châu Âu từ năm 1727 từ một nhà địa chất người Pháp.

Cao lanh được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, là thành phần chính trong sản xuất gốm sứ, giấy, làm phụ gia cho một số ngành công nghiệp thực phẩm, sản xuất thuốc đánh răng, mỹ phẩm, sơn, cao su, đèn chiếu sáng… Chất lượng cao lanh phụ thuộc vào hàm lượng các tạp chất đi kèm tạo nên các màu trắng tinh hoặc  có gam màu vàng, hồng, đỏ (tùy thuộc vào hàm lượng oxit sắt nhiều hay ít, mức độ đồng đều của các nhóm hạt) để trở thành nguyên liệu sản xuất những sản phẩm cao cấp hoặc hàng hóa thông thường.

Nguồn gốc hình thành cao lanh có thể: một là biến đổi nhiệt từ các khoáng vật feldspat liên quan với các hoạt động magma, biến đổi này được gọi là quá trình cao lanh hóa và thường tạo thành các mỏ cao lanh nhỏ nhưng chất lượng cao. Hai là từ nguồn gốc trầm tích, tức là lắng đọng từ các hoạt động của sông, biển, hồ thường tạo nên các mỏ lớn nhưng chất lượng thấp hơn.

Cao lanh ở Việt Nam có trữ lượng dự báo khoảng 15 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc và một số tỉnh Tây Nguyên. 

Mỏ cao lanh Đắk Ha nằm trên diện tích 26,67 ha thuộc xã Đắk Ha, huyện Đắk G’Long. Thành phần chủ yếu là các tập sét kết bị phong hóa nằm cùng với các lớp đá bột kết, cát kết khác. Hiện,  công ty Cường Thắng đang khai thác từ năm 2017. Những sản phẩm bột cao lanh được khai thác và chế biến, cung cấp thêm cho thị trường trong nước.

Share bài viết:

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on telegram

Địa chỉ

Đường 23/3, p. Nghĩa Trung, TP.Gia Nghĩa,

Tỉnh Đăk Nông.

Liên hệ

Email: geopark@daknong.gov.vn bqlcvdcnl@gmail.com

Phone: (+84) 2613 93 93 93

Share on facebook

2199/QÐ-UBND