*** Sản phẩm đạt giải Nhì cấp tỉnh, giải Ba cấp quốc gia CUỘC THI SÁNG TẠO DÀNH CHO THANH THIẾU NIÊN NHI ĐỒNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ XVI NĂM 2019 – 2020 của tác giả: Vương Khả Ngọc Hạnh – Lớp 6D Trường THCS Nguyễn Du – Thị Trấn Kiến Đức – huyện ĐăkR’lấp – tỉnh Đăk Nông.
Nhằm làm phong phú giáo cụ trực quan, phục vụ việc học trong Chương trình giáo dục địa phương, đồng thời, giới thiệu với bạn bè trong nước và quốc tế về những nét độc đáo trong đời sống của người M’Nông, tác giả đã thiết kế Mô hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng dân tộc M‘nông.
Đặc trưng của mô hình này là mô phỏng lại quá trình lao động sản xuất sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người M’Nông bản địa với các hoạt động như trồng lúa nương, trồng bắp, giã gạo, dệt vải, săn bắt. các lễ hội cúng thần, lễ hội sinh hoạt văn hòa cộng đồng, văn hóa cồng chiêng, …. Mô hình hoạt động dựa vào sức gió, kết hợp với mô tơ giảm tốc dựa trên nguyên lý trục lệch.
Các vật liệu chính để làm ra sản phẩm là: Tre, Gỗ, Đinh vít, Thép sợi, mô tơ giảm tốc, vải thổ cẩm, cỏ tranh, tấm cót đan… ống sữa, các vật liệu tái chế.
Mô hình bao gồm chuỗi các hoạt động nằm trong không gian sinh hoạt của người M’Nông như:
- Nhà dài: Đây là nơi tái hiện lại ngôi nhà sinh hoạt chung của đồng bào M’Nông với kiến trúc độc đáo. Ngôi nhà trệt có hình dáng theo hình dáng tổ tò vò. Có 4 mái khum được lợp bằng cỏ tranh. Trên cửa ra vào có hình dáng giống miệng tổ tò vò. Với cửa chính đi vào một đầu, cửa phụ sẻ được bố trí cho tiện việc đi lại và sinh hoạt với không gian chung bên ngoài. Bên trong nhà dài sẻ có bếp lửa được đặt ở hai phần ba nhà phía cửa chính. Là nơi để tiếp khách. Trên bếp lửa được bố trí làm nơi để kho lúa. Các sạp được thiết kế dọc theo hai bên vách làm nơi ngủ. Một bên cho chủ và một bên cho khách. Phía bên vách chủ sẻ được sử dụng để cất giữ các đồ vật quý giá như cồng chiêng, dụng cụ lao động, những kỷ vật sau mỗi lễ tế thần…..
- Không gian bên ngoài nhà dài có các hoạt động lễ tế thần, có cây nêu trên cây nêu có người chủ lễ được cài 1 chiếc lông chim trên đầu, rượu cần thì có người rót nước vào ché rượu cần, người mời rượu.
- Múa cồng chiêng với hình thức đội cồng chiêng đi trước và đội múa xoan đi sau. (Hình dáng người luôn khom lưng vì tổ tiên của người M’Nông sống trong hang đất). Hình thức vừa diễn tấu vừa di chuyển vòng tròn theo hướng ngược kim đồng hồ. (vì đồng bào M’Nông sử dụng lịch mặt trăng.)
- Các hoạt động lao động sản xuất cũng được tái hiện như dệt thổ cẩm, giã gạo đập, lúa sảy lúa, trồng lúa nương, chăn nuôi, hái lượm.
- Trang phục của người M’Nông thường làm từ thổ cẩm, sợi to và khổ bản ngắn với màu sắc sặc sỡ, nhưng màu chủ đạo vẫn là: xanh và đen.



