Lên phương án xây dựng hoa Blang làm cây hoa đặc trưng của vùng CVĐC TC UNESCO Đắk Nông

Vừa qua, UBND tỉnh Đắk Nông đã có Công văn số 3701/UBND-KGVX ngày 15/7/2021 giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ban Quản lý Công viên địa chất Đắk Nông, các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu phương án xây dựng hoa Blang làm cây hoa đặc trưng của vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.

Blang là loài cây rừng hoang dã của đại ngàn Tây Nguyên, đã đi vào các tác phẩm thơ ca, nhạc họa của nền văn học – nghệ thuật Việt Nam qua nhiều thời kỳ. Tên khoa học là Bombax ceiba, nhưng người M’nông, Mạ và Ê đê tại vùng Đắk Nông thường gọi là hoa Blang, các dân tộc Bắc Tây Nguyên thì gọi là hoa Pơ lang; người Kinh gọi là hoa Mộc miên, hoa gạo, ban chi hoa …

Về đề xuất lựa chọn Hoa Blang là loài hoa biểu trưng của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông, đại diện Ban Quản lý cho biết, trước đây, Đắk Nông có một vùng rừng hoa Blang và một ngọn núi lửa mang tên Nâm Blang. Đây cũng chính là ngọn núi lửa tạo nên hệ thống hang động – quần thể Di sản mang tầm cỡ Quốc tế nằm trong Công viên địa chất Đắk Nông. Do đó, năm cánh hoa Blang đã được thể hiện trong Logo của Công viên địa chất Đắk Nông. Ngoài ra, trong tâm thức của các dân tộc tại chỗ, họ đều cho rằng hoa Blang là biểu trưng của Thần linh. Đặc biệt, núi lửa Nâm Blang và hoa Blang cũng gắn liền với sử thi, truyền thuyết và tín ngưỡng của người M’nông – một tộc người được cho là có lịch sử cư trú lâu đời nhất tại vùng đất này.

Blang là một loại cây dễ trồng, có nguồn gốc xuất xứ lâu đời tại vùng đất Đắk Nông. Thân, cành, lá và hoa Blang có hình dáng, màu sắc đẹp, có giá trị về mặt kinh tế, dễ tạo thành cảnh quan khi trồng nhiều – Ảnh: Internet.

Trong thời gian tới, các Sở, ban, ngành và địa phương sẽ phối hợp với Ban Quản lý Công viên địa chất Đắk Nông tiến hành rà soát diện tích, địa điểm trồng cây Blang tại các địa bàn có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, mà trọng tâm tại các khu vực có quy hoạch phát triển du lịch, để lồng ghép kế hoạch trồng cây Blang với kế hoạch trồng cây phân tán hàng năm của địa phương theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

Share bài viết:

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on telegram

Bài viết mới nhất

Văn hoá

Du lịch

Địa chất

Địa chỉ

Đường 23/3, p. Nghĩa Trung, TP.Gia Nghĩa,

Tỉnh Đăk Nông.

Liên hệ

Phone: (+84) 2613 93 93 93

Share on facebook

2199/QÐ-UBND