Tổng kết công tác hoạt động năm 2022 của Tiểu ban chuyên môn về Công viên địa chất Việt Nam

        Trong khuôn khổ của Hội nghị ISV20 và Hội thảo khoa học “15 năm phát triển Công viên địa chất ở Việt Nam”, sáng 23/11, Tiểu ban chuyên môn về Công viên địa chất (CVĐC) Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác hoạt động năm 2022 và đề ra phương hướng năm 2023. Tham dự Hội nghị có ông Trịnh Hải Sơn – Viện trưởng Viện Khoa học địa chất và Khoáng Sản – Trưởng Tiểu ban; bà Phạm Thị Thanh Bình – Phó Tổng Thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam; đại diện BQL Công viên địa chất thành viên Mạng lưới Công viên địa chất Việt Nam: CVĐC TC UNESCO Đắk Nông, Cao Nguyên Đá Đồng Văn, Non nước Cao Bằng và Công viên địa chất tiềm năng Lạng Sơn.

anh tin bai
Các thành viên Tiểu ban chuyên môn tham dự cuộc họp

Năm 2022 là một năm hoạt động tích cực, có nhiều kết quả rất tốt tiêu biểu như hoạt động hợp tác quốc tế thông qua việc tổ chức, tham gia hội thảo hội nghị trực tiếp và trực tuyến; tích cực ứng cử tại các cơ quan chuyên môn; ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện với CVĐCTC UNESCO một số quốc gia; cùng với các CVĐC thành viên tham dự các hoạt động và sự kiện do Mạng lưới CVĐCTC UNESCO và Mạng lưới CVĐCTC khu vực Châu Á – Thái Bình Dương phát động, tổ chức để tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các CVĐC toàn cầu.

         Tiểu ban chuyên môn về CVĐC Việt Nam cũng đã tăng cường hỗ trợ các địa phương  nâng cao nhận thức về ý nghĩa các chương trình, hoạt động của UNESCO; Thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị của các loại hình danh hiệu, di sản UNESCO; Xây dựng mô hình phát triển của UNESCO tại một số tỉnh.

        Tiểu ban cũng đang tiếp tục tham mưu chính phủ, bộ ngành hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý di sản thế giới tại Việt Nam; Chú trọng công tác đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ. Phối hợp, hỗ trợ các địa phương chuẩn bị hồ sơ đề nghị công nhận di sản, bảo tồn và quản lý di sản; báo cáo định kỳ, tái thẩm định khu di sản theo quy định UNESCO.  
         Năm 2023, Tiểu ban chuyên môn về Công viên địa chất Việt Nam sẽ tiếp tục hướng dẫn các địa phương trong công tác quản lý, bảo tồn các điểm di sản trong vùng CVĐC theo tiêu chí của UNESCO;  Trình Tiểu ban Khoa học Tự nhiên (Bộ KHCN) một số đề xuất nhằm hỗ trợ các địa phương trong việc phát triển CVĐC.

         Đặc biệt, Tiểu ban sẽ hỗ trợ triển khai Đề án “xây dựng danh mục các loại hình di sản và đề xuất phương án khoanh vùng bảo tồn, phát huy giá trị di sản trong vùng CVĐC toàn cầu UNESCO Đắk Nông giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”;  Phối hợp với nhóm chuyên gia tư vấn khảo sát, lựa chọn điểm và vận hành tuyến du lịch thứ 4 trong vùng CVĐC toàn cầu Đăk Nông.

Share bài viết:

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on telegram

Bài viết mới nhất

Văn hoá

Du lịch

Địa chất

Địa chỉ

Đường 23/3, p. Nghĩa Trung, TP.Gia Nghĩa,

Tỉnh Đăk Nông.

Liên hệ

Phone: (+84) 2613 93 93 93

Share on facebook

2199/QÐ-UBND