Đàn đá – Sợi dây kết nối tâm linh giữa Trái đất và con người

Đàn đá – nhạc cụ truyền thống cổ xưa nhất, là khởi nguồn của các nhạc cụ khác, mang tố chất lưu truyền qua nhiều thế hệ; có giá trị văn hóa sâu sắc bổ sung vào sưu tập nhạc cụ cổ đại của dân tộc Việt Nam.

Nghệ nhân chơi đàn đá Đắk Kar
*Nghệ nhân chơi đàn đá Đắk Kar

Đàn đá, tiếng dân tộc M’Nông là “goong lu”, đọc là “goong lú” tức “đá kêu như tiếng cồng”, là một nhạc cụ cổ nhất không chỉ của người dân tộc ở Tây Nguyên, Việt Nam mà còn là một trong những loại nhạc cụ cổ xưa nhất của loài người. Đàn được làm bằng các thanh đá với kích thước dài, ngắn, dày, mỏng khác nhau. Các thanh đá càng dài, càng to bản thì âm thanh càng trầm. Các thanh đá càng ngắn, càng nhỏ và mỏng thì âm thanh càng cao. Người xưa sử dụng các loại đá có sẵn ở miền đất mình sinh sống để tạo ra nhạc cụ này.

 

Nghệ nhân chơi đàn đá Đắk Kar
*Nghệ nhân chơi đàn đá Đắk Kar

Ở Việt Nam, bộ đàn đá đầu tiên được nhà dân tộc học người Pháp, giáo sư Georges Condominas phát hiện vào năm 1949 ở buôn N’dut Liêng Krắk, buôn của người M’Nông Gar, thuộc xã Krông Nô, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Sau này giáo sư Trần Văn Khê đã đánh giá về phát hiện đó: “Bộ đàn đá ấy được đánh giá là nhạc cụ đá cổ xưa nhất không chỉ của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên mà còn là nhạc cụ đá cổ nhất của thế giới”. Hiện bộ đàn đá có niên đại khoảng 3000 năm này hiện được trưng bày ở Bảo tàng Con người Paris, Pháp. Năm 1956, trong Chiến tranh Việt Nam bộ đàn đá thứ hai được phát hiện và một đại úy Mỹ mang về trưng bày ở New York.

Ở Đăk Nông có 02 bộ đàn đá đã được tìm thấy vào năm 1993 và năm 2014.

Bộ đàn đá được tìm thấy năm 1993
*Bộ đàn đá được tìm thấy năm 1993

 

Bộ đàn đá được tìm thấy năm 2014
*Bộ đàn đá được tìm thấy năm 2014

Bộ đàn đá đầu tiên được phát hiện ở suối Đắk Kar thuộc xã Quảng Tín, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông có tên gọi là Đàn đá Đak Kar. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, đàn có niên đại khoảng 2500 năm, được làm từ chất liệu đá sừng cordierit, qua gia công ghè đẽo, chế tác, người tiền sử đã tạo ra bộ đàn đá hoàn chỉnh gồm 3 thanh, trên 2 đầu của 3 thanh đều có dấu tích sử dụng ở một mặt. Bộ đàn đá này gồm 3 thanh: Thanh T’ru (cha), Thanh T’rơ (mẹ), Thanh Tê (con).

Bộ đàn đá thứ 2 được phát hiện năm 2014 tại thôn Đắc Sơn, xã Nam Xuân, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông được đặt tên là Đàn đá Đắc Sơn. Bộ đàn đá này gồm có 16 thanh, trong đó có 11 thanh còn nguyên vẹn, 5 thanh đã bị gãy đôi hoặc thành nhiều đoạn nhưng có thể gắn chắp nguyên dạng.

Nghệ nhân chơi đàn đá Đắk Kar
*Nghệ nhân chơi đàn đá Đắk Kar

Share bài viết:

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on telegram

Địa chỉ

Đường 23/3, p. Nghĩa Trung, TP.Gia Nghĩa,

Tỉnh Đăk Nông.

Liên hệ

Phone: (+84) 2613 93 93 93

Share on facebook

2199/QÐ-UBND