Cây cao su ban đầu chỉ mọc tại khu vực rừng Amazon. Cách đây gần 10 thế kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây để tẩm vào quần áo chống ẩm ướt, tạo ra những quả bóng để chơi trong các lễ hội. Họ gọi nhựa này là Caouchouk, theo Thổ ngữ Mainas nghĩa là “Nước mắt của cây”

Nhu cầu cuộc sống tăng lên, cùng với việc phát minh ra công nghệ lưu hóa (năm 1839) tạo nên một loại nhựa cao su bền và dẻo hơn, làm bùng nổ nhu cầu sử dụng nhựa cây cao su trong khu vực và lan rộng ra toàn thế giới. Các đế quốc đã tăng cường đưa giống cây này trồng và khai thác nhựa cây cao su trên lãnh thổ các nước thuộc địa. Ở Việt Nam cây cao su được người Pháp đưa vào lần đầu tiên tại vườn thực vật Sài Gòn năm 1878 để trồng thử nghiệm nhưng không thành công.

Năm 1892, khoảng 2.000 hạt cao su từ Indonesia được nhập vào Việt Nam, nhưng đến năm 1920 cây cao su mới chính thức được trồng thành công và nhân rộng ở miền Đông Nam Bộ với khoảng 7.000 ha và sản lượng hàng năm đạt 3.000 tấn.

Ảnh: Internet

Ở Tây Nguyên cây cao su được trồng thử nghiệm vào năm 1923 và phát triển mạnh trong giai đoạn 1960 – 1962, tạo nên những đồn, điền cao su rộng lớn. Hiện nay, diện tích trồng cây cao su trên địa bàn tỉnh Đắk Nông là 29.978ha, sản lượng trung bình 26.081tấn/năm (số liệu năm 2016 của Cục thống kê tỉnh).

Cây cao su Việt Nam giữ vị trí thứ năm về sản lượng cao su tự nhiên sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ (số liệu của Hiệp hội Cao su Việt Nam năm 2012)

Ngày nay cây và nhựa cao su ngày càng được sử dụng phố biển, rộng rãi trên nhiều lĩnh vực:

– Nhựa cây cao su dùng để sản xuất lốp xe, găng tay y tế, đệm, và các sản phẩm cao su khác.

– Thân cây cao su được sử dụng để sản xuất đồ gỗ có giá trị cao do có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn và dễ dàng chế tác thành các sản phẩm đang dạng và phong phú với chất lượng tốt, thân thiện môi trường.